Bài mới

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Thông tin du lịch Brunei

Một số kinh nghiệm du lịch Brunei rất hữu ích cho những khách du lịch dự định đi nghỉ ở Brunei, cho du khách biết về những điều cần thiết khi đến Brunei. 

 

>>Tò mò đi du lịch Brunei


Brunei là một quốc gia có nhiều dầu mỏ, nó được xem là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Hầu hết các vị vua và hoàng thân là những người nắm giữ số lượng lớn tài sản.




Ảnh minh họa

Ngôn ngữ sử dụng ở Brunei
Với hơn hai phần ba dân số là người Mã Lai, Tiếng Mã Lai cũng đã trở thành ngôn ngữ chính thức của đất nước trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi bởi những người định cư ở Brunei. Tiếng Hoa cũng được sử dụng ở Brunei, do đó du khách sẽ thấy việc giao tiếp với người dân ở đây khá thoải mái và dễ dàng.

Những phong tục tập quán cần được tuân thủ ở Brunei
Ở Brunei, chúng ta phải mở giày trước khi vào nhà của người Hồi giáo, đó là phong tục của họ. Việc tiếp xúc cơ thể với người khác giới bị phản đối, và họ chào đón mọi người bằng cách đưa bàn tay lên gần ngực. Người Hồi giáo cũng không thích những người không theo đạo Hồi tiếp xúc với người khác giới.

Theo thói quen ăn uống từ xa xưa, họ dùng tay phải khi ăn. Không nên dùng ngón trỏ để chỉ vào người khác, đó được xem là hành vi bất lịch sự.



Loại tiền tệ chính được sử dụng ở Brunei là đồng đô la Brunei.

Tên đầy đủ của quốc gia Brunei là Brunei Darussalam, và theo theo tiếng Malay, Brunei Darussalam có nghĩa là Nơi ở của hoà bình. Nơi đây còn được mệnh danh là "Hòn ngọc xanh" của Đông Nam Á. Brunei nằm ở Đông Nam Á dọc trên bờ biển phía Bắc của Borneo, và gần như được Malaysia bao quanh hoàn toàn. Về kinh tế, Brueni nổi tiếng thế giới với nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú. Còn về văn hóa và du lịch, Brunei được nhắc đến là quốc gia của các cung điện, đền đài cổ, đặc biệt như Royal Regalia với các biểu tượng hoàng gia bằng vàng, bạc và các loại đá quý như: cung điện hoàng gia, xe ngựa hoàng gia, huy hiệu hoàng gia.

Ngoài ra, công viên Jerudong cũng là một điểm hút khách của Brunei. Tuy nhiên, nhắc đến Brunei, người ta không thể không nhắc đến đạo Hồi, trong đó có nhà thờ Hồi giáo Jame Asr - một nhà thờ lớn nhất và vĩ đại nhất tại Brunei với đỉnh mái vòm dát vàng được ví như một nơi linh thiêng, cư dân của cả thành phố đến đây cầu nguyện cả ngày đêm. Hassanil Bolkiah là nhà bảo tàng, nơi lưu giữ những bộ sưu tập độc đáo biểu trưng cho nền văn hóa Brunei, nền văn hóa của những lễ hội truyền thống và của đạo Hồi.

Vừa qua, hãng hàng không Hoàng gia Brunei (RBA) đã khai trương đường bay Brunei - Việt Nam và ngược lại. Hiện nay, lộ trình bay là 3 chuyến/tuần, khởi hành từ TP Hồ Chí Minh lúc 7h sáng thứ Ba và 16h35 chiều thứ Năm và Chủ Nhật đến Bandar Seri Begawan, thủ đô Brunei. Các chuyến bay xuất phát từ Bandar Seri Begawan về TP.HCM sẽ khởi hành lúc 20h10 thứ hai và 14h40 thứ Năm và Chủ nhật. Đây là tín hiệu tốt cho du lịch Brunei - Việt Nam.

Miễn thị thực vào Brunei Darusslam trong vòng 14 ngày


Đại sứ quán vương quốc Brunei Darusslam tại VN cho biết từ hôm nay công dân mang quốc tịch VN nhập cảnh vào Brunei Darusslam và xuất cảnh ra khỏi quốc gia này trong thời gian 14 ngày sẽ được miễn thị thực.

Ngược lại công dân mang quốc tịch Brunei Darusslam cũng sẽ được miễn thị thực vào VN trong khoảng thời gian 14 ngày. Như vậy, tính đến nay đã có bảy quốc gia thành viên ASEAN miễn thị thực trong thời gian dưới một tháng cho công dân VN gồm Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái, Lào và Brunei Darusslam.

Đến Brunei bằng phương tiện gì?

Đến, đi lại bằng gì?

Những người mang quốc tịch Israel có thể bị cấm vào Brunei. Những nước Asean không cần Visa cũng có thể đến đây.

Brunei chỉ có duy nhất một phi trường quan trọng là sân bay quốc tế Brunei, hãng hàng không trung tâm là Royal Brunei Airlines. Sân bay nhỏ nhưng sạch sẽ và rất tiện nghi.

Có thể lái xe đến Brunei từ Sarawak, Malaysia. Có hai đường chính vào Brunei là từ Miri ở Sungai Tujuh và một đường từ Limbang ở Kuala Lurah.

Từ Miri và Limbang cũng có chuyến xe bus đến thẳng Brunei.

Bến phà chính của Brunei là bến phà Serasa ở Muara, có nhiều chuyến phà hàng ngày xuôi ngược Lubuan và mỗi ngày một chuyến phà đi lại Lawas và Sundarn, cả hai đều ở Sarawak. Đổi tàu ở Labuan, bạn có thể đến Kota Kinabalu, Sabah trong một ngày.

Tàu tốc hành cũng hoạt động giữa Bandar Seri Begawan trong thị trấn và Limbang. Khi tàu đầy người mới khởi hành.

Giao thông vòng quanh Brunei có thể đi bằng xe bus, thuê ô tô hay taxi. Hệ thống xe bus công cộng giá rẻ, đáng tin cậy nhưng chỉ có thể đi vòng vòng trong thủ đô. Nếu muốn đi sâu trong nội địa bạn phải thuê xe, có cả tàu thường xuyên chạy rất nhanh từ thủ đô đến Bangar.

Kinh nghiệm du lịch Brunei: Thông tin và những lời khuyên hữu ích

Du lịch Brunei vẫn còn khá mới mẻ với người Việt Nam, tuy vậy đây không phải là một điểm đến kém thú vị, hấp dẫn. Song vì Brunei là quốc gia có một bản sắc văn hóa rất riêng và đậm chất địa phương nên bạn cần chuẩn bị thông tin đầy đủ khi du lịch tại Brunei.

Bandar Seri Begawan là thủ đô và là thành phố hoàng gia lớn nhất của vương quốc Hồi giáo Brunei. Thành phố là nơi dân cư tập trung khá đông với nhiều công trình kiến trúc mang bản sắc hoàng gia. Bạn ghé thăm thủ đô có thể ghé tham quan các địa điểm khá thú vị như các hoàng cung của vương quốc, một số thánh đường…

So với những nước Đông Nam Á, khách sạn ở Brunei cực kỳ đắt. Chỉ có một phương cách thuê phòng rẻ tại Brunei là nhà nghỉ Pusat Belia. Khách sạn loại trung không mấy đáng tiền cho lắm, nhưng các khách sạn cao cấp có một số cũng không đắt hơn ở Malaysia là mấy. Thức ăn và phí vận chuyển khá đắt hơn Bán đảo Malaysia, nhưng cũng có thể chấp nhận được.

Khách sạn ở Brunei giá khoảng $50/đêm, hostel khoảng $10-15/đêm . Ở Brunei ít taxi, có thể di chuyển bằng xe buýt; khu trung tâm nhỏ đủ để đi bộ. 

Dù đơn vị tiền tệ chính là đô Brunei, nhưng ở đây có thể dùng đô Singapore phổ biến. 1 dollar Brunei # 10.000 VNĐ. Giá phòng trung bình từ 10 đô Brunei đến cao cấp là 300 đô Brunei.

Đi khi nào?
Thời tiết của Brunei
Brunei có khí hậu nóng ẩm và nhiều nắng. Nó cũng trải qua những trận mưa lớn trong mùa mưa. Từ tháng Chín đến tháng Một là những tháng mưa. Trong chuyến đi của bạn đến Brunei bạn phải mang quần áo pull, nhẹ,. Bạn cũng nên mang theo kính chống nắng và kem dưỡng ẩm bằng nhiệt độ cao ở Brunei.

Khí hậu không phải là vấn đề đáng suy nghĩ khi đến Brunei — bạn đi bất cứ nơi nào cũng ấm áp và ẩm ướt. Tháng 9 đến tháng 1 là mùa ẩm chính, mọi thứ càng lúc càng ấm áp và ẩm ướt hơn. Mọi thứ đều đóng cửa nghỉ ngơi vào lễ Ramadan, khi tất cả người theo đạo Hồi phải nhịn ăn vào lúc bình cho đến nhá nhem tối khoảng 1 tháng, nên bạn cần phải xem xét chuyến đi của mình có rơi vào thời điểm này hay không.

Brunei không có mùa mưa và mùa khô rõ ràng. Mưa rơi nhiều suốt năm, nhưng nặng nhất là giữa tháng 9 và tháng 1. Nhiệt độ trung bình từ 24°C đến 31°C.

Đi lại bằng gì?

Những người mang quốc tịch Israel có thể bị cấm vào Brunei. Những nước Asean không cần Visa cũng có thể đến đây.

Brunei chỉ có duy nhất một phi trường quan trọng là sân bay quốc tế Brunei, hãng hàng không trung tâm là Royal Brunei Airlines. Sân bay nhỏ nhưng sạch sẽ và rất tiện nghi.

Có thể lái xe đến Brunei từ Sarawak, Malaysia. Có hai đường chính vào Brunei là từ Miri ở Sungai Tujuh và một đường từ Limbang ở Kuala Lurah.

Từ Miri và Limbang cũng có chuyến xe bus đến thẳng Brunei.

Bến phà chính của Brunei là bến phà Serasa ở Muara, có nhiều chuyến phà hàng ngày xuôi ngược Lubuan và mỗi ngày một chuyến phà đi lại Lawas và Sundarn, cả hai đều ở Sarawak. Đổi tàu ở Labuan, bạn có thể đến Kota Kinabalu, Sabah trong một ngày.

Tàu tốc hành cũng hoạt động giữa Bandar Seri Begawan trong thị trấn và Limbang. Khi tàu đầy người mới khởi hành.

Giao thông vòng quanh Brunei có thể đi bằng xe bus, thuê ô tô hay taxi. Hệ thống xe bus công cộng giá rẻ, đáng tin cậy nhưng chỉ có thể đi vòng vòng trong thủ đô. Nếu muốn đi sâu trong nội địa bạn phải thuê xe, có cả tàu thường xuyên chạy rất nhanh từ thủ đô đến Bangar.

Đi những đâu?

Du lịch Brunei khá mới mẻ với người Việt Nam, những nơi du khách có thể đến tham quan như cung điện của nhà vua Brunei — Sultan Palace, một trong những cung điện lớn nhất thế giới với 1.778 phòng (được chụp hình ở bên ngoài cổng chính Hoàng Cung).

Khách sạn nổi tiếng nhất Brunei cần phải kể đến là khách sạn The Empire Hotel & Country Club với đẳng cấp 6 sao, rộng 180ha mà chỉ có 443 phòng (tính trung bình, mỗi phòng rộng tới 4000m2).

Bảo tàng Quốc gia thật phong phú và hấp dẫn, lưu giữ những hình ảnh của các đời Sultan (Nhà Vua), lịch sử cũng như nền văn hóa đa sắc Brunei. Bên cạnh đó, bảo tàng còn lưu giữ những tặng vật của các nguyên thủ quốc gia tặng nhà vua, trong đó có Việt Nam.

Làng nước Water Village Kampung Ayer, đại đa số dân cư tại đây sống trên sông, ngắm nhìn các đền thờ Hồi giáo từ trên sông.

Làng nổi Kampong Ayer là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Brunei. Người ta thường nói, đến Brunei mà chưa đến thăm Kampong Ayer thì coi như chưa đến Brunei. Kampong Ayer theo tiếng Mã Lai nghĩa là “Làng Nước”, tức là làng nổi trên mặt nước. Với diện tích hơn 10 kilomet vuông và khoảng 30 nghìn cư dân sinh sống trong 42 làng nằm dọc theo bờ sông Brunei, Kampong Ayer là làng nổi lớn nhất trên thế giới.

Với bề dày lịch sử gần 1.500 năm, Kampong Ayer là niềm tự hào của người dân Brunei. Trong thời kỳ cường thịnh nhất (1485 – 1524), Kampong Ayer là trung tâm hành chính và là kinh đô của đế chế Brunei. Kampong Ayer là một cảng quan trọng trong khu vực. Cư dân ở đây kiểm soát phần lớn các giao dịch thương mại tại cảng này, buôn bán các hàng hóa địa phương như long não, quế, ngọc trai, tảng ong, kim cương, vàng, nước hoa, chanh và thực phẩm.

Sự nổi tiếng của Kampong Ayer được biết đến là do chính các du khách Trung Quốc, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã viết về sự tráng lệ của Kampong Ayer – nơi tụ họp của những nhà buôn từ phương Tây cũng như từ Trung Quốc, Campuchia, Giam, Pa tam, Maluku, Phang, Jawa, Batak, Acheh, Mindanao và các nước làng giềng khác.

Ngày nay, Kampong Ayer là địa điểm thu hút khách du lịch, là một di sản sống động, một biểu tượng của tự do, thống nhất, phát triển của người dân Brunei.

Du khách châu Âu đến thăm Brunei thường miêu tả Kampong Ayer như “Venice của phương Đông’’. Đến đây, du khách bị quyến rũ bởi những ngôi nhà sàn được xây dựng theo kiểu truyền thống độc đáo, trải dài trên sông Brunei. Có thể đến nơi đây bằng thuyền hoặc các cây cầu gỗ gần thủ đô Bandar Se ri Begawan. Các ngôi nhà ở Làng nổi đều được kết nối với nhau bằng nhiều đường bộ bằng gỗ đan xen nhau. Chính phủ Brunei đã chu cấp các phương tiện hiện đại cho cư dân ở đây, bao gồm các trường học, trạm xá, đồn cảnh sát và nhà thờ.

Đến với Làng nổi – nơi có những thợ thủ công nổi tiếng về sự khéo léo và tài hoa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo, tinh xảo của họ như các đồ làm bằng bạc, bằng đồng, đồ mộc, khăn thêu và đồ đan lát. Ngoài ra, người đến thăm dân Làng nổi còn có thể thưởng thức những điệu nhảy và bản nhạc truyền thống vui vẻ của những người dân rất hiền hòa và mến khách.

Công viên Jerudong Park, tại đây có tiết mục Nhạc Nước (Musical Fountain) thật độc đáo và hấp dẫn bắt đầu lúc 20:00. Công viên này xây dựng năm 1994, là món quà của Quốc vương cho dân chúng.



Công viên Jerudong Park

Thăm Trung Tâm Khai Thác Dầu Và Khí Đốt Seria của Brunei (Seria Oil & Gas) tại thủ đô Bandar Seri Begawan.

Các thánh đường lớn của vương quốc Hồi giáo Brunei như Jame Asr Bolkiah Mosque, Omar Ali Saifudien Mosque.

Nhà thờ Hồi giáo Jame Asr – nhà thờ vĩ đại nhất Brunei – có đỉnh mái vòm dát vàng, được xem là nơi linh thiêng nhất thành phố, có cả ngàn người đến đây cầu nguyện hàng ngày và hàng đêm; thánh đường Hassanil Bolkiah, hoàn thành vào năm 1994, kinh phí lên tới 200 triệu USD.

Nổi bật hơn cả, đáng ngưỡng mộ hơn cả và xứng danh những ngôi thánh đường hàng đầu thế giới là Sultan Omar Ali Saifuddin và Jame’ Asr Hassanil Bolkiah. Hai thánh đường được xây dựng với kinh phí hàng trăm triệu USD, có kiến trúc lộng lẫy đến kinh ngạc, vàng dát khắp nơi, mái bằng vàng ròng. Đây cũng chính là hai điểm đến mà bạn không thể bỏ qua khi đến Brunei.
Sultan Omar Ali Saifuddin là thánh đường Hồi giáo hoàng gia, khánh thành vào ngày 26/9/1958 sau bốn năm thi công, với kinh phí gần 10 triệu USD. Đây là thánh đường dành cho nhà vua và hoàng gia nên kiến trúc rất nguy nga, sang trọng và hoàn hảo. Được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Ý là Cavalieri R. Nolli, thánh đường nằm trên một phá nước nhân tạo gần sông Kambong Ayer, vì vậy, các ngọn tháp của thánh đường ngày đêm in bóng lung linh dưới làn nước.

Một góc Thánh đường Sultan Omar Ali Saifuddin

Sultan Omar Ali Saifuddin có lối kiến trúc táo bạo, đột phá. Đó là sự kết hợp ngẫu hứng nhưng khoa học và hài hòa giữa phong cách phục hưng của Ý, phong cách Mughal của Ấn Độ và phong cách kiến trúc truyền thống của các thánh đường Hồi giáo. Những hàng cột bằng đá cẩm thạch trắng muốt, cầu kỳ, hành lang sang trọng lót đá hoa cương … hài hòa với những tháp cao và mái vòm dạng “củ hành”. Riêng các mái vòm được dát vàng lộng lẫy tỏa ánh sáng bốn phía.

Trong khuôn viên rộng khoảng 2ha, không gian xung quanh thánh đường như một thiên đường trên mặt đất với đài phun nước, vườn hoa, bãi cỏ xanh… Mặt trước của thánh đường là cây cầu Sultan Bolkiah, được xây dựng bằng đá cẩm thạch, mô phỏng một chiếc thuyền rồng hoàng gia và truyền thống của Brunei. Cây cầu được xây vào năm 1967, với chi phí 250.000 USD, soi bóng xuống mặt hồ, điểm tô thêm cho toàn bộ công trình vẻ mỹ miều, tráng lệ.

Bên trong thánh đường xa hoa đến mức không ít người phải giật mình kinh ngạc. Tất cả các nguyên liệu đều có xuất xứ từ những địa danh xa xôi, chuyển đến Brunei theo đường hàng hải như cẩm thạch nhập từ Ý, đá granite nhập từ Thượng Hải, những cụm đèn chùm nặng hàng tấn nhập từ Anh, thảm đỏ trải khắp nơi nhập từ Bỉ… Bên trong thánh đường còn có những đường hầm dành riêng cho nhà vua khi vi hành vào trong thành phố.

Thánh đường Jame’s Asr Hassanil Bolkiah được xây dựng vào năm 1988, hoàn thành năm 1994 và ngay sau khi hoàn thành đã trở thành ngôi thánh đường Hồi giáo lớn nhất thế giới. Công trình 200 triệu USD này được xây dựng để kỷ niệm 25 năm ngày Quốc vương Hassanal Bolkiah lên ngôi. Ước tính có đến 5 tấn vàng ròng đã được dùng để xây dựng thánh đường, bao gồm vàng dát trên tường, các mái vòm. Các đỉnh chóp của thánh đường hoàn toàn bằng vàng ròng, lộng lẫy chiếu sáng trên nền trời, bất kể ngày hay đêm.


Thánh đường Jame’s Asr Hassanil Bolkiah

Bên trong thánh đường tráng lệ là những bức tường khảm kính màu, mái vòm chạm trổ hoa văn tinh tế, sống động. Các cây cột được dát đá cẩm thạch. Nội thất lộng lẫy và hoàn hảo của ngôi thánh đường cho thấy sự tỉ mỉ và cẩn trọng đến từng chi tiết của kiến trúc sư. Nền của thánh đường được trải thảm Ảrập, tường lát gạch châu Âu và các đèn chùm nặng hàng tấn được dát vàng sang trọng. Đặc biệt, đây là ngôi thánh đường duy nhất trên thế giới được lắp đặt hệ thống điều hòa. Xung quanh thánh đường là một khu vườn được thiết kế theo phong cách hoàng gia, xanh ngát màu cỏ cây, hoa lá, được tỉa tót và chăm sóc tỉ mỉ.

Cả hai ngôi thánh đường vĩ đại này, cũng như tất cả những ngôi thánh đường khác trên lãnh thổ Brunei, đều là biểu tượng của tín ngưỡng, lòng tôn sùng đạo Hồi của người dân bản xứ. Các công trình đã đem đến cho đất nước này một diện mạo khác biệt, nét văn hóa độc đáo và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới.

Ẩm thực Brunei

Ẩm thực của Brunei và của Malaysia có nhiều điểm không quá khác biệt. Tuy nhiên, trong thực đơn cũng như lối ẩm thực hàng ngày người dân ở Brunei có vẻ ăn rau và hoa quả nhiều hơn ở người Malaysia



Dễ dàng nhận thấy thực phẩm người Brunei dùng thường mang thị hiếu của một chút Trung Quốc, một chút Thái, và một ít Indonesia. Tuy nhiên, những món ăn của Brunei lại có tính độc đáo và đặc sắc hơn nguồn gốc Malaysia của nó. Theo nghiên cứu người Brunei có vị giác sành điệu và ngon miệng rất mạnh. Ở Brunei cung ứng rất nhiều dạng nhà hàng khác nhau, từ nhà hàng ẩm thực địa phương đến các quầy hàng đêm hay các nhà hàng sang trọng cao cấp. Tất cả các món ăn đều thú vị và được chào đón bởi người dân địa phương và du khách đến từ nước ngoài.

1. Món gà nướng

Gà nướng Brunei là món ăn quen thuộc của người dân vương quốc Brunei. Món gà nướng có trong bữa ăn gia đình hay trong các hàng quán từ sang trọng đến bình dân. Món này cũng thường xuất hiện trong các tiệc chiêu đãi của quốc vương với các vị khách. Thường gà sau khi được làm sạch sẽ được đem đi ướp với nhiều gia vị đặc trưng. Tuy mỗi đầu bếp có một cách thức ướp khác nhau nhưng món gà nướng phải có độ mặn mà qua từng miếng thịt là đạt yêu cầu. Gà được nướng trên bếp than hồng hay nướng qua lò nướng điện với nhiệt độ cao. Có thể chế biến món gà nướng thành nhiều món ăn khác nhau. Gà sau khi được nướng, du khách có thể yêu cầu chế biến thành các món tùy khẩu vị. Món gà nướng ăn kèm các loại rau cùng nước chấm đặc trưng.



Món gà nướng

2. Thịt cừu xào

Ở Brunei, du khách có thể dễ dàng thưởng thức món thịt cừu. Vì đa số người dân theo hồi giáo nên thịt cừu là loại thực phẩm khá phổ biến nơi đây. Thịt cừu được pha chế thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Một số món ăn từ thịt cừu như: cừu nướng, cừu sốt vang, cừu hầm rau củ… Món thịt cừu xào là món khá dễ ăn. Có thể dùng thịt cừu xào ăn kèm với cơm trắng hay bún tươi. Thịt cừu được tẩm ướp xào chung với các loại rau củ, món có độ sền sệt, óng ả.

3. Cá nứơng

Cá nướng là món ăn truyền thống, độc đáo, thơm ngon, bổ dưỡng lại rất lạ miệng với du khách khi ghé thăm Brunei. Món cá nướng được chế biến từ những loại cá to, thịt cá nhiều và dày. Cá trước khi đem nướng được làm sạch ruột và bùn đất. Sau cá được tẩm ướp các gia vị đặc trưng. Cách ướp cá cũng là bí quyết riêng của người dân Brunei để cá có mùi vị đặc biệt hơn. Món cá nướng dùng chung với những nước chấm đặc trưng mà cách pha của mỗi gia đình lại khác nhau. Có nhiều cách pha chế hợp với khẩu vị người ăn hơn, có một số nơi, đầu bếp còn nhồi trong bụng cá những loại nhân khác. Chính vì điều này mà các loại cá nướng là món ăn được người dân địa phương và khách du lịch ưa thích.

4. Bánh bột mì nướng

Món bánh nướng là món ăn bình dân của người dân Brunei. Món này rất ngon và khá ngon và dễ chế biến. Bánh được làm từ một loại bột mì nguyên chất. Bột này được quấy sền sệt với đường rồi cho vào chảo gang nóng để rán lên. Có khá nhiều hương vị bên trong bánh. Tùy theo khẩu vị mà có thể chọn ăn bánh ngọt hay mặn. Bánh sau khi nướng chín sẽ được rắc bên trên rắc các loại hạt, cuối cùng cho thêm sữa cô đặc. Bánh thơm mùi đặc trưng của bột mì, mùi sữa béo ngậy và vị bùi của các loại hạt.


5. Canh Tom Yum

Canh Tom Yum là món canh của Thái, nhưng cũng rất phổ biến ở Brunei nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung. Canh Tom Yum được nấu từ nước dùng gà. Món có tôm tươi là nguyên liệu chính. Ngoài ra còn có các gia vị khác khá đặc biệt như sả, riềng, chanh, hành củ, cà chua,… Đặc biệt, món canh Tom Yum còn có rất nhiều các loại nấm. Món canh Tom Yum yêu cầu cao nhất là phải có vị chua. Vị chua của các gia vị hòa quyện cùng vị ngọt của tôm của nấm làm món ăn đậm đà.



Canh Tom Yum

6. Món Ambuyat

Người Brunei ăn tất cả mọi bộ phận của cây cọ sago, nhưng thú vị nhất có lẽ là thân cọ, nó được bào nhuyễn như mùn cưa, đun sôi với nước trong nhiều giờ. Chờ cho đến khi nó sánh lại như ximăng hay cao su thì mang ra ăn. Dùng chiếc nĩa lăn nhiều vòng như khi ăn mì ống, chấm khối cao su này với bơ đậu phộng. Vì món ăn này rất nhạt. Lưu ý là dùng món Ambuyat lúc còn nóng. Nếu để nguội Ambuyat sẽ trở thành khuôn nhựa plastic cứng ngắc. Ambuyat có thể giúp giảm cân, do nguyên liệu chủ yếu là nước.




Món Ambuyat

Một số lưu ý khác

Nhiều người biết rõ là trong tháng Ramadhan những người theo đạo Hồi không ăn, không uống từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Vì thế nếu bạn là người nước ngoài có mặt ở đây vào tháng này, để tôn trọng họ, bạn nên tránh ăn uống trước mặt họ.

Kết thúc tháng Ramadhan là bắt đầu bốn ngày lễ truyền thống được tổ chức hàng năm của Brunei gọi là Hari Raya Aidilfitri. Ngày đầu tiên của Hari Raya là sự xum họp của con cháu trong gia đình, họ hàng. Sang ngày thứ hai gọi là ngày Mở cửa (Open house), mỗi gia đình đều chuẩn bị các món ăn dân tộc để thết đãi khách và bạn bè đến “xông nhà”. Tuy nhiên khi đến nơi du khách nhớ quan sát xem đâu là bàn ăn dành cho phái nữ, đâu là bàn ăn dành cho phái nam, vì theo luật Hồi giáo, trong các bữa tiệc công cộng nam nữ không được ngồi ăn chung cùng bàn (kể cả trong tiệc cưới). Cũng trong ngày thứ hai của lễ này, Hoàng cung Brunei bắt đầu mở cửa trong ba ngày để đón tất cả mọi người vào thăm. Khách thăm có vinh dự được bắt tay Quốc vương, Hoàng hậu cùng các thành viên trong gia đình Hoàng gia…

Khi đến đây, bạn nên tôn trọng tôn trọng phong cách ăn mặc của người địa phương. Ăn mặc thoải mái trong những ngày trời nóng nhìn chung vẫn được chấp nhận, song khi đến thăm những nơi thờ cúng hoặc mang tính chất kinh tế, xã hội “nghiêm trọng” thì nên lưu ý hơn.

Người Brunei bắt tay rất nhẹ nhàng, họ hầu như chỉ chạm tay vào đối tác và sau đó đưa tay lên ngực. Một số người thậm chí không bắt tay với người khác giới.

Không nên chỉ ngón tay, thay vào đó, hãy dùng ngón cái của bàn tay phải và 4 ngón tay còn lại nắm chặt bên dưới.

Khi đến thăm một nhà thờ Hồi giáo, nên tháo giày. Phụ nữ nên trùm đầu và không nên để cánh tay trần hoặc mặc váy ngắn đến đầu gối. Ngoài ra, không nên bước qua trước mặt một người đang cầu nguyện. Nếu muốn tặng quà cho người Brunei, đặc biệt nếu quà là một món ăn, hãy đưa cho họ bằng tay phải. Và sẽ là người lịch sự khi nhận thức ăn và đồ uống (dù chỉ một ít thôi) nếu được mời. Nếu muốn từ chối, hãy chạm nhẹ vào đĩa bằng tay phải.

Để tôn trọng người theo đạo Hồi, tại Brunei không bán rượu. Nhưng những người không theo đạo Hồi vẫn được phép uống rượu. Nếu bạn không phải là người Hồi giáo, bạn sẽ được hưởng sự phóng khoáng của người Brunei bằng 2 chai rượu miễn phí và 12 lon bia tại các khách sạn, nhà hàng Brunei.

Tại các khu rừng, công viên, luôn có một người đi theo đoàn thăm quan của bạn. Họ chính là người bảo vệ môi trường. Nếu bạn xả rác, vặt cây, bẻ cành, thì có thể bị phạt tù 2 năm hoặc nộp phạt 10.000 đô-la Brunei (tương đương với 100 triệu VND). Còn nữa, những đôi tình nhân, vợ chồng cùng đi du lịch hãy kiềm chế “bộc lộ cảm xúc” nơi đông người nếu không muốn bị cảnh sát hỏi thăm. Kinh doanh mại dâm ở đất nước này có thể bị tử hình, do vậy, những du khách ham “của lạ” nên canh trừng.

Ra đường, nếu bất ngờ bắt gặp một thiếu nữ bản địa xinh đẹp mà bạn nhìn họ chằm chằm là… phạm luật và có thể bị kiện chứ đừng nói đến chuyện đi theo tán tỉnh cho dù bạn gặp tình yêu sét đánh. Mọi hành xử “khiếm nhã” đối với phụ nữ đều có thể là tội danh trước tòa. Chưa hết, tất cả các dịch vụ giải trí công cộng sẽ phải đóng cửa trước 22h.

Trong ngôi nhà của những người Brunei đều có phòng cưới. Vì luật Hồi giáo cho phép đàn ông lấy tới 4 vợ, miễn là họ có khả năng chu tất cho các bà vợ, thế nên họ thường làm sẵn một phòng cưới trong nhà… cho tiện khi có việc cần. Sự độc đáo trong nếp sinh hoạt, kiến trúc đô thị, cơ sở hạ tầng… của đất nước nhỏ nhắn nhưng giàu có và xinh đẹp này không thể bỏ qua với những lữ khách ưa khám phá.

Nhiều người biết rõ là trong tháng Ramadhan những người theo đạo Hồi không ăn, không uống từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Vì thế nếu bạn là người nước ngoài có mặt ở đây vào tháng này, để tôn trọng họ, bạn nên tránh ăn uống trước mặt họ. Kết thúc tháng Ramadhan là bắt đầu bốn ngày lễ truyền thống được tổ chức hàng năm của Brunei gọi là Hari Raya Aidilfitri. Ngày đầu tiên của Hari Raya là sự xum họp của con cháu trong gia đình, họ hàng. Sang ngày thứ hai gọi là ngày Mở cửa (Open house), mỗi gia đình đều chuẩn bị các món ăn dân tộc để thết đãi khách và bạn bè đến "xông nhà".

Tuy nhiên khi đến nơi du khách nhớ quan sát xem đâu là bàn ăn dành cho phái nữ, đâu là bàn ăn dành cho phái nam, vì theo luật Hồi giáo, trong các bữa tiệc công cộng nam nữ không được ngồi ăn chung cùng bàn (kể cả trong tiệc cưới). Cũng trong ngày thứ hai của lễ này, Hoàng cung Brunei bắt đầu mở cửa trong ba ngày để đón tất cả mọi người vào thăm. Khách thăm có vinh dự được bắt tay Quốc vương, Hoàng hậu cùng các thành viên trong gia đình Hoàng gia...

Cũng đừng quên Brunei là một xứ sở mà giá sinh hoạt rất đắt đỏ. Với nguồn dự trữ dầu khí dồi dào, GDP theo đầu người khá cao nên mức sống người dân cũng cao hơn so với các nước trong khu vực. Tất cả mọi thứ từ nhà cửa, thực phẩm, hàng tiêu dùng, các phương tiện giao thông... đều đắt hơn rất nhiều. Biết trước điều này sẽ giúp bạn đỡ sốc. Khi đến đây, bạn nên tôn trọng tôn trọng phong cách ăn mặc của người địa phương. Ăn mặc thoải mái trong những ngày trời nóng nhìn chung vẫn được chấp nhận, song khi đến thăm những nơi thờ cúng hoặc mang tính chất kinh tế, xã hội "nghiêm trọng" thì nên lưu ý hơn.

Người Brunei bắt tay rất nhẹ nhàng, họ hầu như chỉ chạm tay vào đối tác và sau đó đưa tay lên ngực. Một số người thậm chí không bắt tay với người khác giới. Không nên chỉ ngón tay, thay vào đó, hãy dùng ngón cái của bàn tay phải và 4 ngón tay còn lại nắm chặt bên dưới. Khi đến thăm một nhà thờ Hồi giáo, nên tháo giày. Phụ nữ nên trùm đầu và không nên để cánh tay trần hoặc mặc váy ngắn đến đầu gối. Ngoài ra, không nên bước qua trước mặt một người đang cầu nguyện.

Nếu muốn tặng quà cho người Brunei, đặc biệt nếu quà là một món ăn, hãy đưa cho họ bằng tay phải. Và sẽ là người lịch sự khi nhận thức ăn và đồ uống (dù chỉ một ít thôi) nếu được mời. Nếu muốn từ chối, hãy chạm nhẹ vào đĩa bằng tay phải. Để tôn trọng người theo đạo Hồi, tại Brunei không bán rượu. Nhưng những người không theo đạo Hồi vẫn được phép uống rượu. Nếu bạn không phải là người Hồi giáo, bạn sẽ được hưởng sự phóng khoáng của người Brunei bằng 2 chai rượu miễn phí và 12 lon bia tại các khách sạn, nhà hàng Brunei.


CHAAN (Tổng hợp)



Từ khóa: , , ,

0 Bình luận “Thông tin du lịch Brunei”

Đăng nhận xét

Đăng ký nhận tin qua Email

Website hiển thị tốt nhất ở độ phân giải tối thiểu 1280x800px.